Đăng ký việc tử cho công dân Việt Nam chết ở nước ngoài tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)
- Bước 2. Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
- Bước 3. Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở của Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Hệ thống bưu chính- chuyển phát
- Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
- Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết.
Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:
a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì chính quyền cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;
c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử.
d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử
đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;
e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử.
g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Gìấy báo tử;
h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;
i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;
k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.
- Xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai tử
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng tử
- Lệ phí: Đăng ký khai tử 05 USD/bản
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Về đăng ký và quản lý hộ tịch
- Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính