Đăng ký lại việc sinh cho công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài, mà việc hộ tịch đó trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)
- Bước 2. Cơ quan đại diện xem xét hồ sơ, nếu có những điểm chưa rõ cần xác minh thì điện về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
- Bước 3. Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện hoặc qua đường bưu điện.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở của Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Hệ thống bưu chính- chuyển phát
- Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký lại việc sinh (theo mẫu quy định, có thể tự truy cập và in tại trang “Thủ tục hành chính” của trang Web: http://www.moj.gov.vn để sử dụng).
- Khi đăng ký lại việc sinh, nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung khai sinh được ghi theo nội dung của bản sao giấy khai sinh đó.
Trường hợp đăng ký lại việc sinh cho người không có bản sao Giấy khai sinh đã cấp trước đây, nhưng đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân như: Sổ hộ khẩu, Giấy chứng minh nhân dân, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, mà trong các hồ sơ giấy tờ đó đã có sự thống nhất về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán, thì đăng ký đúng theo nội dung đó. Trường hợp họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán trong các hồ sơ, giấy tờ nói trên của người đó không thống nhất thì đăng ký theo hồ sơ, giấy tờ được lập đầu tiên. Trong trường hợp địa danh đã có thay đổi, thì phần khai về quê quán được ghi theo địa danh hiện tại.
Phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo thời điểm đăng ký lại việc sinh. Riêng phần ghi về quốc tịch của cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì quốc tịch của cha, mẹ vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam; Quốc tịch hiện tại của cha, mẹ được ghi chú vào sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, 10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy Khai sinh (bản chính đăng ký lại)
- Lệ phí:
- Người yêu cầu trả kết quả qua bưu điện phải trả lệ phí cấp giấy tờ và cước phí bưu điện cho cơ quan, tổ chức cấp giấy tờ
- Đăng ký lại việc sinh 15 USD
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký lại việc sinh – mẫu BTP-NG/HT/2007-KS.3
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài được đăng ký lại trong trường hợp các việc hộ tịch đó trước đây đã được đăng ký tại Cơ quan đại diện Việt Nam, nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng, không sử dụng được.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 của Chính phủ Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ Về đăng ký và quản lý hộ tịch
- Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP ngày 13/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ đăng ký hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch sử dụng tại Cơ quan
Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài
- Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
- Thông tư số 236/2009/TT-BTC ngày 15/12/2009 của Bộ Tài chính